[Chuyên-mục bóc lỗi biên-dịch]

 

Khi một bài hát bị xuyên-tạc

 

⚠️ Chú-ý: Đây là chuyên-mục bóc lỗi bản dịch chứ không phải bóc lỗi nguyên-tác hay phim-ảnh. Đề-nghị đọc kỹ để không hiểu nhầm. Có thể văn-phong của mình sẽ khiến các bạn khó chịu, nhưng mình mong các bạn gìn-giữ sự trong-sáng của tiếng Việt nhé!

 

———————————

 

 

Chào các bạn, lại là mình, Genda-san. Sau hai năm vắng bóng trên sàn blog vì bận lên núi nghiên-cứu, mình cũng đã quay trở lại với những phân-tích kỹ-lưỡng hơn. Nhân mùa phim mới “Lưỡi gươm diệt quỷ: Đường đến làng thợ rèn”, chuyên mục Luận-đàm diệt quỷ hôm nay sẽ đưa bạn đến với những điều rất ít ai để ý những cũng là một sai-lầm, một thất-bại cực lớn cho đội ngũ biên-dịch bộ truyện ”Lưỡi gươm diệt quỷ”, cụ-thể hơn là một bài hát bị dịch sai đến mức mình phải viết bài này để phân-tích kỹ hơn cho quý độc-giả, khán-giả và các fan trung-thành của series này. Nào chúng ta cùng bắt đầu!

 

 

 

 

<bật nhạc hiệu “Algren explores village”, rút từ đĩa nhạc phim “Samurai cuối cùng”, sáng-tác bởi Hans Zimmer>

 

Series Lưỡi gươm diệt quỷ được lấy bối-cảnh vào thời Taishô (Đại-chánh | 1912-1926) nên sẽ không có gì khó hiểu khi những ca-khúc của thời Meiji (Minh-trị | 1868-1912) trước đó vẫn được ưa-chuộng. Ngay cả Luyến-trụ Kanroji Mitsuri nhà ta, một người lạc-quan và yêu đời bậc nhất cũng rất thích hát như vậy đó.

 

Chuyện sẽ rất êm-ả nếu chương truyện 101, quyển 12 đã được biên-dịch một cách đường-hoàng. Nhưng không! Các nhóm biên-dịch, từ lẻ-tẻ trực-tuyến đến cả những nhà xuất-bản phi trực-tuyến, bên nào bên nấy đều tự biến mình thành những kẻ ngu-học, dốt-nát và vụ-lợi theo đúng nghĩa đen (mà trước đó chị Hiro ひろ đã có bài phân-tích về một số đoạn dịch của NXB Kim-Đồng đã quá sai ra sao). Mặc dù đó chỉ là một bài hát nhưng chỉ cần dịch sai một câu một chữ thôi đã làm đảo-lộn hết toàn-bộ những giá-trị ý-nghĩa vốn có trong đó và những ý-tứ mà Luyến nhà ta gửi-gắm đến chính mình và thế-hệ diệt quỷ tương-lai.

 

Nào. Cùng khám-phá xem bài hát trong chương 101 đã bị dịch sai như thế nào nhé!

 

 

Nguyên tác: khổ 1

 

 

Nguyên tác: khổ 2

 

Bài hát mà Luyến đã hát chính là một bài hành-khúc xưa cũ của thời Minh-trị, sinh ra trong cuộc chiến-tranh Mậu-thìn khói-lửa, mang tên “Miya-san, Miya-san!” (宮さん、宮さん!) hay cũng có tên khác là “Tonyarebushi” (トンヤレ節). (Các bạn có thể tra trên mạng là ra)

 

Ở đây mình sẽ chỉ dịch khổ 1 và 2 của bài này, vì đó chính là những khổ mà “má Cá Sấu” Gotôge Koyoharu viết cho Luyến hát.

 

 

Dịch: khổ 1 (nguồn: Manga4U)

 

Dịch: khổ 2 (nguồn: Manga4U)

 

 

Dịch: khổ 1 (nguồn: NXB Kim-Đồng)

 

Dịch: khổ 2 (nguồn: NXB Kim-Đồng)

 

————

Chúng ta sẽ lược qua lời bài hát gốc như sau:

 

1. 宮さん宮さん お馬の前に

Miya-san, miya-san! O-uma no mae ni

ヒラヒラするのは 何じゃいな?

Hira hira suruno wa nan jaina?

トコトンヤレ トンヤレナ

Tokotonyare, tonyarena!

 

2. あれは朝敵 征伐せよとの

Are wa chôteki seibatsu seyotono

錦の御旗(みはた)じや 知ら無いか?

Nishiki no mihata ja, shira nai ka?

トコトンヤレ トンヤレナ

Tokotonyare tonyarena!

 

Dịch nghĩa:

 

1. Thân-vương*, hỡi Thân-vương! Trước mặt con ngựa (của Ngài)

Có gì đang phấp-phới thế?

Phải đánh, đánh cho đến cùng.

 

2. Đằng đó, là lá cờ gấm ngự

Để chinh-phạt kẻ thù của triều-đình, không biết hay sao?

Phải đánh, đánh cho đến cùng.


 

*chỉ Cung Thân-vương Arisugawa Taruhito, khi đó là Tổng-tài (tương-đương Tổng tư-lệnh) của quân-đội phe Triều-đình (gọi tắt là "quan-quân | kangun 官軍")  trong cuộc chiến tranh Mậu-thìn.

 

--------------------

 

Giờ ta sẽ phân-tích xem Manga4U đã dịch sai như thế nào.

 

1. Người ơi, người hỡi. Có ai đang bối rối trước chú ngựa?

2. Có tên phản bội ở đây, phải trừng phạt tên này! Người không biết gì vì người đang khoác lên mình bộ xiêm y hào nhoáng!

Phải cho hắn một trận, tẩn một trận nhớ đời!

 

(Ôi, là tẩn một trận cơ đấy!)

 

"Người" là người nào? Ý của nhóm Manga4U chẳng lẽ lại muốn nghĩ rằng Luyến đang hát vì "vị hoàng-tử trong mộng" của mình chăng?? Mà "nan- 何 | hà" là "cái gì", còn "dare 誰 | thùy" mới là "ai" cơ! Một sai lầm hết sức sơ-đẳng đến từ vị-trí của Manga4U.

 

Tên phản-bội? Phản ai? Ai phản? Lại một sự cụt-lủn về ý-nghĩa nữa. Thuật-ngữ "chôteki 朝敵 | triều-địch" có nghĩa quá rõ-ràng: kẻ địch của triều-đình (tức là triều-đình Minh-trị với xu-hướng tập-trung quyền-hành về tay Thiên-hoàng chứ không phải Mạc-phủ của Chinh-di Đại-tướng-quân). Hẳn vậy mà tôn-chỉ của Quan-quân triều-đình là chinh-phạt (seibatsu 征伐) phe Mạc-phủ, hay nói ngắn-gọn hơn là "tôn-vương đảo-Mạc" (Sonnô tôbaku 尊王倒幕 | Tôn-phò Thiên-hoàng, lật đổ Mạc-phủ) hay chỉ đơn-giản là đảo Mạc.

 

Xiêm-y? "Xiêm 襜" là chỉ cái áo khoác ngoài có vạt-dài, dành cho người quyền-quý xưa. Nhưng vấn-đề là, vế dịch này mắc phải 2 lỗi sai rất nghiêm-trọng. Một là sai ý: "Hata 旗 | kỳ" nghĩa là lá cờ, không phải là cái áo. "Mihata 御旗 | ngự-kỳ" nghĩa là cờ của Hoàng-gia. Hai là thiếu ý: "Nishiki 錦 | cẩm" nghĩa là vải gấm. Như vậy "nishiki no mihata" chính để chỉ lá cờ gấm thêu chỉ vàng biểu-tượng hoa cúc 16 cánh của Thiên-hoàng, đại-diện cho ý-chí "tôn-vương đảo-Mạc" như mình vừa nêu ở trên. Đó cũng là hiệu-kỳ thống-nhất của quân-đội phe triều-đình phò Thiên-hoàng, xuất-hiện lần đầu trong trận Toba-Fushimi ngày 27 tháng 1 năm Minh-trị nguyên niên (Meiji 1 | 1868) để đánh đòn tâm-lý quyết-định vào quân Mạc-phủ, rằng "Thiên-mệnh đã định. Thiên-hoàng tất-thắng! Mạc-phủ tất vong!"

 

錦の御旗のイラスト | かわいいフリー素材集 いらすとや

 

Điệp-cú (câu lặp lại) của bài này, "Tokotonyare tonyare na!" chính là hòa theo tiếng vó ngựa của các chỉ-huy-quan phía Quan-quân để đánh quân Mạc-phủ đến bước cuối-cùng vậy.

 

--------------------

 

Tiếp đến là một pha chơi siêu ngu đến từ vị-trí của NXB Kim-Đồng:

 

1. Anh kia, anh kia! Sao cứ vung vẩy trước mặt ngựa thế?

2. Kia chẳng phải là cờ gấm của kẻ phản bội đang tiến tới đó sao? Tùng tùng tùng tùng.

 

(Cái sai của nhà xuất-bản đó! To chưa? To chưa?)

 

"Anh kia" là anh nào? Xưng-hô với một Thân-vương như vậy không khéo sẽ phạm tội khi-quân để bị xử nặng. Huống gì với một thường-dân như Mitsuri, việc xưng-hô kiểu ấy lại càng đáng bị phạt tù từ 2 tháng đến 4 năm (chiếu theo Hình-pháp số 45 ban-bố năm Minh-trị thứ 40 - 1907, chương 1 "Phạm tội chống lại Hoàng-gia Nhật", điều 76)

 

Cờ-gấm của kẻ phản-bội? Ý Kim đang nhắc đến lá cờ gấm trắng sơn chữ đen của phiên Aizu (會津藩 Hội-tân phiên) trong sự-biến cổng Hamaguri ở Hoàng-thành Kyôto ngày 20 tháng 8 năm Nguyên-trị nguyên-niên (Genji 1 | 1864) để đánh dẹp cuộc nổi loạn của phiên Chôshu (長州藩 Trường-châu phiên) và những lãng-sĩ cần Vương đó sao?

Sai bét!! Hãy nhìn vào cả lời 2 mà suy-nghĩ, bởi nếu lá cờ gấm, mà là cờ gấm "ngự" (nhấn mạnh chữ "ngự"!!!) chỉ có thể là cờ của Thiên-hoàng. Mạc-phủ trong suốt hơn 6 thế-kỷ rưỡi về mặt tước-vị, vẫn dưới Thiên-hoàng và Hoàng-gia một bậc, việc sử-dụng tài-sản Hoàng-gia ra sao cũng không thể do Mạc-phủ đưa ra quyết-định cuối-cùng. Huống gì khi Thiên-hoàng Minh-trị lúc ấy cũng muốn nuôi chí đánh đổ Mạc-phủ mà thay-đổi chế-độ cho triệt-để và mau-lẹ (zenhen sokuhen 全變 速變 | toàn-biến, tốc-biến) để cứu nước, nên mới dùng đến lá cờ gấm hoa cúc ấy để biểu-dương ý-chí đảo Mạc của mình và triều-đình vậy.

 

Tiếng trống trận trong tiếng Nhật lại là "Totonto トトント" chứ không phải "Tokotonyare" đâu nhé!!

 

________________

 

Tại sao Luyến lại hát bài "Miya-san, Miya-san"?

 

Lý-do có lẽ đến từ chính tinh-thần lạc-quan nhưng không quên nhiệm-vụ của một kiếm-sĩ, đặc-biệt khi đã là một trụ-cột. Mitsuri hát như vậy không chỉ đơn-thuần để cho sảng-khoái tinh-thần mà còn là một lời nhắc-nhở, động-viên, hun-đúc tinh-thần chiến-đấu chung của Quỷ-sát đội, noi gương quan-quân đảo-Mạc năm xưa, thuận-theo thiên-mệnh do thần Amaterasu giao-phó mà tru-diệt giống quỷ tàn-ác đang làm hại nhân-gian.

 

Tổng kết lại, những bản dịch trên đây của Manga4U và NXB Kim-Đồng không chỉ xuyên-tạc mà còn làm sai-lệch hết tất cả những giá-trị hào-hùng mà bài hát trên muốn mang đến, nếu không muốn nói là nhăng-nhít hóa, nhảm-nhí hóa nó đến mức hạ thấp chính giá-trị của nhân-vật Luyến-trụ Mitsuri nói riêng và Quỷ-sát-đội nói chung.

 

 

~----------------------~

 

Cảm ơn các bạn đã đến với bài phân-tích của mình. Mình sẽ rất vui vì được phục-vụ cho sự minh-bạch về giá-trị và nội-dung của series này nên hãy ủng-hộ mình nhiều hơn nhé.

Hẹn gặp lại các bạn trong mùa phim sốt-dẻo đang tới.

 

Ký ngày 27 tháng 2 âm-lịch năm Quý-mão, tức ngày 18 tháng 3 năm Lệnh-hòa thứ 5.