Hẹp bao quy đầu làm cho da quy đầu của trẻ không thể tuột xuống được dẫn đến các chất bã nhờn, cặn bẩn không được đào thải ra ngoài tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, bậc làm cha mẹ cần phải quan tâm đến cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của trẻ sau này.

Tìm hiểu về hẹp bao quy đầu ở trẻ em



Theo các chuyên gia nam khoa cho biết, bao quy đầu là lớp da bao bọc đầu dương vật. Đa phần tất cả các bé trai khi sinh ra đều có bao quy đầu và thường bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh. Tuy nhiên, đến độ tuổi dậy thì lớp da này sẽ tự tuột khỏi đầu dương vật.
Thông thường nam giới ở độ tuổi trưởng thành dấu hiệu dễ dàng nhận biết hơn còn đối với trẻ em thì cần được quan sát kĩ khi tắm cũng như khi trẻ đi tiểu.

Các chuyên gia khuyến cáo không nên tiến hành cắt bao quy đầu cho trẻ nhỏ trước một tuổi. Bậc làm cha mẹ nên theo dõi kỹ, không nên xót ruột mà cố gắng tuột bao quy đầu của trẻ nhỏ quá sớm vì dễ dẫn đến dính và sẹo xơ gây ra hẹp bao quy đầu thứ phát. Trong trường hợp trẻ nhỏ đã 6 – 7 tuổi mà vẫn bị hẹp bao quy đầu thì nên tiến hành điều trị, tránh gây cản trở đường tiểu và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

hep bao quy dau o tre



Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em



Đa số những trẻ em bị hẹp bao quy đầu thường có những dấu hiệu dễ dàng nhận biết như sau:

- Khi đi tiểu trẻ phải rặn da quy đầu tấy đỏ, trẻ quấy khóc khi đi tiểu…

- Phần bao da quy đầu căng tròn mỗi khi trẻ đi tiểu.

- Lỗ tiểu nhỏ, nước tiểu chảy thành tia hoặc nhỏ giọt.

- Khi cố kéo bao quy đầu của trẻ lên, trẻ bị hẹp bao quy đầu thường không thể kéo lên đến cổ của dương vật.

- Khi quan sát sẽ thấy bên trong của bao quy đầu có nhiều bựa sinh dục, dùng tay sờ vào thấy như hạt đậu hoặc vòng nhẫn cứng ở phần quy đầu của dương vật.

Khi nào cần đưa trẻ bị hẹp bao quy đầu đi khám?



Có rât nhiều bậc làm cha mẹ lo lắng về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nên vội vàng đưa con đến phòng khám để can thiệp. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng, cha mẹ chỉ nên can thiệp khi trẻ có biểu hiện bị cản trở đường tiểu như:

- Tiểu khó, rặn tiểu, tiểu không thành tia, tia đái bị lệch, bao quy đầu bị phồng khi đi tiểu.

- Dương vật bị viêm nhiễm, có vết phồng, mụn, chảy dịch khiến trẻ em ngứa ngáy, khó chịu.

Ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại, đa số các bác sĩ cho rằng, không cần thiết phải cắt bao quy đầu cho trẻ khi còn quá bé. Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh đến dưới 3 tuổi là hoàn toàn bình thường. Theo thời gian, nếu trẻ được vệ sinh chăm sóc bao quy đầu hang ngày, dương vật sẽ tự nong rộng miệng bao quy đầu mà không cần can thiệp y tế. Cha mẹ không cần cố lộn sớm cho bé. Lộn bao quy đầu quá sớm có thể làm dương vật bị trầy xước, trẻ sợ đau và nguy hiểm hơn là để lại sẹo xơ ở đầu dương vật có thể khiến trẻ mất đi khả năng sinh lý nam khi trưởng thành.

Cách nong bao quy đầu cho trẻ em tại nhà



Cách nong bao quy đầu tại nhà cho trẻ như sau:

- Mỗi lần trẻ đi tiểu cha mẹ cần vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước sạch cho trẻ khi tắm. Nên cho trẻ em tắm ngồi trong cậu nước ngập một nửa thân người. Nhẹ nhàng dung tay kéo căng da quy đầu về phía trước vài lần rồi kéo ngược lại phía sau. Lặp lại động tác như vậy vài phút, khi lộn bao quy đàu cho trẻ dưới nước thì bé sẽ thấy dễ chịu và không bị đau.

- Ngoài biện pháp kéo da quy đầu bằng tay, bác sĩ sẽ kê đơn cho trẻ sử dụng thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em, thực chất là thuốc mỡ chứa steroid để bôi trơn, giảm viêm nhiễm, giảm đau cho trẻ khi lộn bao quy đầu.

Lời khuyên của chuyên gia



Mặc dù lột bao quy đầu dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm chi phí nhưng phương pháp này tốn khá nhiều thời gian. Thậm chí sau một quá trình thực hiện, trẻ nhỏ vẫn không thấy kếy quả. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên chủ động đưa con đi khám và tiếp nhận phác đồ điều trị từ người có chuyên môn.

Còn trong trường hợp không muốn điều trị ngoại khoa, bạn có thể áp dụng cách lột bao quy đầu nhưng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhất định không tự ý lột bao quy đầu tại nhà bằng thuốc mua ngoài hoặc các dụng cụ lã sẽ khiến bao quy đầu của trẻ bị tổn thương, viêm nhiễm bao quy đầu vô cùng nguy hiểm.