Khi trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi thường tỏ ra khó chịu và bỏ ăn. Trong một số trường hợp, viêm lợi và nhiệt miệng ở trẻ nhỏ có thể gây nhiễm trùng toàn khoang miệng. Vậy các mẹ nên làm gì để giúp con mình đẩy lùi cơn đau nhức khó chịu này? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có được câu trả lời.

 

1. Trẻ bị viêm lợi nhiệt miệng là gì?

Viêm lợi và nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng rất hay xảy ra, nhất là trong giai đoạn mọc răng. Trước khi tìm hiểu về cách chữa trị, bài viết sẽ giúp các mẹ hiểu viêm lợi và nhiệt miệng là gì, dấu hiệu nhận biết chúng để có hướng xử lý kịp thời, khoa học.

 

Viêm lợi ở trẻ nhỏ 

Viêm lợi là tình trạng viêm nhiễm nướu răng. Viêm lợi ở trẻ nhỏ thường xảy ra theo hai giai đoạn đi kèm với những triệu chứng sau:

 

Giai đoạn đầu: Viêm lợi ở giai đoạn này có những biểu hiện như:

  • Nướu răng của trẻ bị sưng phồng và đỏ tấy. Đặc biệt, trẻ sẽ cảm thấy đau nhức khi nhai thức ăn đụng phải vùng nướu bị sưng.
  • Khi đánh răng hay ăn đồ cứng thì lợi rất dễ bị chảy máu.

Do đó, vấn đề ăn uống trở nên khó khăn hơn với các bé. Dần dần, con của bạn sẽ lười ăn hoặc trở nên khó chịu, thường xuyên quấy khóc.

Giai đoạn hai: Ở giai đoạn này thì bệnh tiến triển nặng hơn, bé đã bị nhiễm trùng lợi kèm theo các biểu hiện.

  • Các mảng hoặc đốm trắng bắt đầu xuất hiện trên nướu răng.
  • Má sưng, lở loét bên trong má.
  • Miệng có mùi khó chịu.
  • Nướu bị tụt xuống làm lộ rõ chân răng, khiến răng trông dài hơn.
  • Răng bị lung lay, trường hợp nặng có thể là mất răng.

Không chỉ vậy, những biểu hiện ở giai đoạn đầu vẫn tiếp diễn sang giai đoạn này. Nhưng chúng xuất hiện với tần suất nhiều hơn và mức độ nặng hơn. Nếu các mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang một bệnh khác và gây ảnh hưởng đến răng miệng của con bạn.

 

Bé bị viêm lợi gây sưng nướu rất khó chịu nên thường quấy khóc

 

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét màu trắng và hơi mọng nước ở mô mềm bên trong má. Vết loét này, đôi khi cũng xuất hiện ở lưỡi hoặc nướu răng. Ban đầu, vết loét có kích thước nhỏ nhưng nếu không khắc phục chúng sẽ có khả năng lan rộng ra to hơn.

 

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ thường xuất hiện những đốm màu trắng trên niêm mạc

 

Nhiệt miệng kéo dài trong vòng từ 7 – 10 ngày và có thể tự lành. Chúng không để lại sẹo nhưng khiến trẻ phải chịu cảnh đau rát khi ăn uống cũng như sinh hoạt. Ở những trường hợp viêm loét nặng, bé thường bị sốt đột ngột và sưng hạch ở cổ. Trẻ bị nhiệt miệng rất biếng ăn và hay quấy khóc. Vì vậy, các mẹ cần có những biện pháp can thiệp đúng cách để tình trạng này nhanh lành.

 

2. Những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi nhiệt miệng

Bé bị viêm lợi nhiệt miệng thường do chế độ ăn có quá nhiều chất béo, đồ cay nóng khiến cơ thể trẻ nóng lên gây lở loét niêm mạc. Đồng thời sau khi ăn, các bé lại không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Vi khuẩn P.gingivalis tồn tại trong các kẽ răng tấn công vào nướu dẫn đến tình trạng viêm nướu răng. Ngoài ra, trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi còn do những nguyên nhân sau:

  • Ăn uống không đủ chất đặc biệt là thiếu sắt và vitamin B12, làm hệ miễn dịch bị suy yếu khiến trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công gây. Bé có thể bị nhiễm khuẩn HSV, HHV,… 
  • Trẻ bị suy giảm chức năng gan, độc tố không được lọc thải ra bên ngoài, tích tụ trong cơ thể gây lở loét niêm mạc.
  • Các bệnh răng miệng ở trẻ em như: Trẻ bị sâu răng, viêm tủy răng,…
  •  Trẻ bị mắc vật cứng làm rách niêm mạc, ví dụ: xương cá đâm vào niêm mạc miệng.

3. Khi trẻ bị nhiệt miệng sưng nướu thì các mẹ nên làm gì?

Phần lớn các trường hợp trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi đều có thể điều trị tại nhà. Đối với trường hợp, bạn thấy con của mình bị nhiệt miệng hay viêm lợi đã quá 10 ngày mà không khỏi. Bé giảm ăn, quấy khóc và mệt mỏi. Lúc này, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

 

Đối với trẻ nhỏ, việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm lợi, nhiệt miệng phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng nhiều khi đó là con dao hai lưỡi, uống thuốc không làm giảm tình trạng viêm nhiễm mà còn khiến cơ thể bé thêm mệt mỏi. Sau đây, bài viết sẽ giới thiệu đến các mẹ một số cách chữa trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi ngay tại nhà.

 

Nước muối ấm

Mỗi buổi sáng, các mẹ nên pha một cốc nước muối ấm cho bé súc miệng. Muối có tính diệt khuẩn và sát trùng cao. Do đó, nếu bé súc miệng đều đặn bằng dung dịch này mỗi ngày, không chỉ khoang miệng được làm sạch mà tình trạng viêm nhiễm cũng giảm bớt. Bé sẽ không còn cảm thấy đau rát mỗi khi ăn nữa.

 

Cỏ mực

Cỏ mực là loại thảo dược mọc hoang dại, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm và cầm máu. Vì vậy, các mẹ có thể sử dụng cỏ mực chữa khi bé bị viêm lợi nhiệt miệng.

 

Cỏ mực là cây thảo dược có công dụng chữa viêm lợi, nhiệt miệng

 

Cách thực hiện như sau:

  • Hái một nắm lá cỏ mực rửa sạch, để ráo.
  • Giã nát tất cả các lá cỏ mực rồi chắt lấy nước cốt.
  • Hòa dung dịch thu được với một thìa nhỏ mật ong.
  • Khuấy đều rồi dùng bông thấm hỗn hợp trên vào chỗ trẻ bị nhiệt miệng sưng nướu.

Mỗi ngày bôi từ 2 – 3 lần. Lưu ý: cách này không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi, vì trong khi thực hiện có sử dụng mật ong.

 

Trẻ bị nhiệt miệng sưng nướu sẽ rất đau rát và gặp nhiều khó khăn trong ăn uống. Các mẹ lúc này cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng để giúp bé giảm bớt tình trạng đau đớn. Ngoài việc áp dụng những cách chữa trị mà chúng tôi vừa chia sẻ, mẹ cũng cần cho bé uống nhiều nước; bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C và đặc biệt chỉ cho bé ăn các loại thức ăn mềm, lỏng để bé nhanh chóng hồi phục.