Các chiến dịch truyền thông của các thương hiệu khiến cho người xem chạm đến cảm xúc sẽ không khó bắt gặp như: Kinh đô, Cocacola, Pesi,…Vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao họ lại có thể làm được điều đấy thay vì thực hiện các chiến dịch truyền thông như quảng cáo sản trực tiếp mà họ là chọn cách kể một câu chuyện có liên quan đến thương hiệu của mình hay không? Phương pháp mà họ sử dụng được gọi là Storytelling, nếu như bạn chưa biết đến Storytelling là gì thì hãy theo dõi hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại Content này nhé!

Storytelling là gì?

Storytelling được hiểu là kể chuyện bằng hình ảnh và Video nhằm tạo cho người xem có sự liên tưởng và đồng cảm về các thông điệp mà bạn muốn truyền tải để có thể quảng bá và nâng cao nhận diện thương hiệu với các khách hàng. Mục đích của phương pháp truyền thông này sẽ tác động đến cảm xúc của các khách hàng và truyền tải thông điệp đến họ một cách tự nhiên nhất.

 

 

Lợi ích của Storytelling đối với doanh nghiệp

Lý do mà hình thức Storytelling được các công ty hoặc doanh nghiệp sử dụng rộng rãi đó chính là nó giúp đem lại cho họ các lợi ích như:

  • Giúp doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều khách hàng trung thành.
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc truyền thông và quảng bá thương hiệu.
  • Giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp với đối thủ.
  • Giúp đánh trúng vào tâm lý và thu hút khách hàng.
 
 

Bí quyết triển khai Content Storyelling thu hút

Dưới đây là các bí quyết giúp bạn có thể triển khai Content Storyelling thu hút khách hàng, bạn có thể theo dõi qua các gợi ý sau:

1. Xác định góc nhìn của bạn

Đâu là bước đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện trước khi bắt đầu viết Storyelling, đó chính là xác định góc nhìn của bạn. Cần phải xác định được ai là nhân vật chính? ai là người nghe?

Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn có thể là thương hiệu, sản phẩm hoặc khách hàng điển hình nào đó trong nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Và bạn cũng phải đặt mình vào vị trí người nghe của khách hàng để biết được là họ mong muốn điều gì, và họ sẽ thích gì trong câu chuyện của bạn kể. Chính vì thế để có thể xây dựng tốt về câu chuyện của mình thì bạn cần phải có gốc nhìn cho cả 2 nhật vật này.

 

 

2. Phác thảo cốt chuyện

Bước tiếp theo để có thể thực hiện được Storyelling thì bạn cần phải phác thảo được cốt chuyện vì khi có một cốt chuyện chỉn chu sẽ giúp bạn có thể phát hiện ra các lỗ hổng để điều chỉnh và chỉnh sửa. Để người xem có thể hiểu được toàn bộ câu chuyện của bạn một cách dễ dàng.

3. Điều chỉnh và đưa ra lựa chọn

Ngoài việc bài viết Storyelling của bạn có tính linh hoạt và nhất nhá đúng lúc để có thể tiếp cận được với nhiều người thì việc lựa chọn các kênh truyền thông sao cho nội dung của bạn được thể hiện phù hợp nhất cũng rất quan trọng. Vì thế bạn hãy hoàn thành câu chuyện của mình sau cho chất lượng nhất và chọn ra các kênh truyền thông phù hợp để bài viết Storyelling của mình đem lại hiệu quả nhất.

 

Lời kết

Bài viết đã chia sẻ đến bạn Storyelling là gì? Cũng như các bí quyết triển khai Storyelling thu hút khách hàng, hi vọng bài viết sẽ giúp ích các bạn ít nhiều về mặt thông tin. Ngoài ra nếu bạn muốn xây dựng các chiến dịch Content Marketing để quảng bá thương hiệu và xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp mình, tham gia ngay khóa học Content Marketing tại IMTA để giúp bạn tạo dựng và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và đồng nhất đến với khách hàng.

 Câu hỏi thường gặp

 

Thông tin chi tiết về content syndication