Lãnh đạo Công Thương cho rằng chống dịch ở các khu công nghiệp, nhà máy là trọng điểm lần này bởi đây là những nơi buộc phải duy trì để không đứt gãy nền kinh tế.

Tại cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch với các Sở Công Thương, quản lý thị trường 63 tỉnh, thành ngày 13/5, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, việc chống dịch ở khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, chợ truyền thống... cần phải đặt ở mức cao nhất.



Hiện cả nước có gần 400 khu công nghiệp, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 20 khu kinh tế ven biển, tổng lao động trực tiếp ở các khu này là gần 4 triệu người. Lượng lao động tại 700 cụm công nghiệp là khoảng 600.000 người.

"Đây là những nơi tập trung đông người nhưng vẫn bắt buộc phải hoạt động sản xuất, nếu không sẽ dẫn đến việc bị đứt gãy nền kinh tế. Không phòng, chống dịch tốt ở những khu vực này, tình hình sẽ rất căng thẳng", ông An nhận xét.

Ông Trần Ngọc Thực - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh, nơi có 3 khu công nghiệp đều ghi nhận các ca nhiễm, cho biết ngoài truy vết F0, F1, khoanh vùng dập dịch, thực hiện 5K, tỉnh cũng chỉ đạo lập "Tổ an toàn Covid-19" ngay tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Còn tại tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Quốc Huy - Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc cho hay, đã lập 2 đoàn thanh tra, kiểm tra tại các chợ, các doanh nghiệp. Dựa trên báo cáo nhanh hàng ngày, đoàn kiểm tra chấn chỉnh những địa bàn chưa thực hiện nghiêm.

Trước thực tế dịch đang "tràn" vào các khu công nghiệp, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị, từng địa phương, đơn vị có kịch bản, phương án cách ly và xử lý khi có trường hợp mắc, tránh lây lan diện rộng trong các khu công nghiệp, khu thương mại. Đồng thời, ứng dụng công nghệ, sử dụng mã QR Code trong quản lý, kiểm soát chặt chẽ thông tin người lao động, khách hàng đi, đến làm việc tại các khu, cụm công nghiệp ở địa phương;

"Lãnh đạo các khu kinh tế, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, nhà hàng... phải có cam kết bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về phòng, chống dịch", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Tại các doanh nghiệp nhiều lao động như EVN, PVN... cũng đã kích hoạt các kịch bản phòng, chống Covid-19 ở mức cao nhất. Từ 10/5, cán bộ trực vận hành của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), các Trung tâm Điều độ Hệ thống điện ở 3 miền, các nhà máy điện, trạm biến áp 500 kV, các trung tâm điều khiển xa ở các tỉnh, thành phố... tổ chức ăn, ở tập trung tại đơn vị.

Trong khi đó PVN đưa ra nguyên tắc phòng dịch "nhiều vòng, nhiều lớp" tại các doanh nghiệp trực thuộc, nhằm kiểm soát chặt chẽ, kịp thời ngăn chặn, hạn chế thấp nhất các nguy cơ. Riêng Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã kích hoạt tình huống khẩn cấp phòng chống dịch cấp 1 sau khi Đà Nẵng, Quảng Ngãi có các ca nhiễm Covid-19. Doanh nghiệp này phối hợp với trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ngãi lấy mẫu và xét nghiệm cho 138 người lao động trực tiếp sản xuất. 138 nhân sự được xét nghiệm của BSR âm tính. Sau khi có kết quả âm tính, các nhân sự này mới được đến nhà máy lọc dầu Dung Quất làm việc.

BSR cũng bố trí phòng ở cho khoảng 200 nhân sự trực tiếp vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp; xây dựng kế hoạch nhập, lưu trữ hàng hóa thực phẩm đảm bảo cho ít nhất 30 ngày trong trường hợp Quảng Ngãi có dịch bệnh bùng phát nhanh và hàng hóa không được lưu thông.

Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) cũng như đời sống, việc làm của người cung ứng lao động (NLÐ). Ở một khía cạnh khác, dịch bệnh cũng làm thay đổi tư duy, cách làm, thói quen của con người trong nhiều lĩnh vực, trong đó công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLÐ) đã có nhiều chuyển biến, sáng tạo theo hướng tích cực hơn.

Trước ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh đến đời sống, việc làm, thu nhập của NLÐ, Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam xác định công tác bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của NLÐ được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp công đoàn. Vì thế, ngay từ những ngày đầu dịch bệnh xuất hiện, Tổng LÐLÐ đã quán triệt tinh thần, mỗi cấp công đoàn, mỗi cán bộ công đoàn phải coi việc phòng, chống dịch Covid-19 như "chống giặc", hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng cho NLÐ. Cùng với đó là bảo đảm việc làm, thu nhập và quyền lợi của NLÐ.

 

Hơn lúc nào hết, vai trò của công đoàn cơ sở (CÐCS) được khẳng định khi đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch, phương án làm việc, vệ sinh khử khuẩn thường xuyên nơi làm việc, kiểm soát chặt chẽ cũng như tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn ca, cung cấp nước sạch, hệ thống khử khuẩn, bảo đảm sức khỏe cho đoàn viên, NLÐ. Cán bộ công đoàn thật sự là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng. Hưởng ứng các hoạt động nhân Tháng hành động về ATVSLÐ năm 2020, các cấp công đoàn đã có những sáng tạo, đổi mới, thích nghi với hoàn cảnh.

 

Ở cấp Tổng LÐLÐ, Ðoàn Chủ tịch bổ sung nội dung, xác định "Ðẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLÐ gắn với phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc’’ là chủ đề hành động. Có thể nói điểm nhấn công tác ATVSLÐ năm 2020 với trọng tâm là cải thiện điều kiện lao động, tăng cường công tác kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLÐ để giảm thiểu TNLÐ, bệnh nghề nghiệp gắn với phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc, đã góp phần bảo vệ sức khỏe, an toàn cho NLÐ, an toàn DN.

 

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, gắn với hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLÐ năm 2021 chủ đề "Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLÐ và sự tham gia của an toàn, vệ sinh viên", tổ chức công đoàn cần tiếp tục xác định công tác ATVSLÐ gắn với phòng, chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; dành nguồn lực đủ mạnh cho công tác ATVSLÐ, nhất là các địa phương có nhiều DN, khu công nghiệp, đông CNLÐ; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về công tác ATVSLÐ, phòng, chống dịch Covid-19 cho cán bộ làm công tác ATVSLÐ. Tổ chức công đoàn cần đẩy mạnh công tác giám sát, tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLÐ, nhất là chiến dịch thanh tra lao động năm 2021 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì; kịp thời đề xuất khen thưởng các đơn vị, người sử dụng lao động chấp hành tốt, đồng thời kiến nghị xử lý nghiêm minh, kịp thời các chủ sử dụng lao động, đơn vị vi phạm pháp luật về ATVSLÐ và phòng, chống dịch Covid-19.

 

Ngoài ra, công đoàn cấp trên hỗ trợ, hướng dẫn CÐCS thực hiện các quyền, trách nhiệm được quy định trong Luật ATVSLÐ. CÐCS chủ động phối hợp, đôn đốc người sử dụng lao động rà soát các quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm ATVSLÐ; tổ chức đánh giá quản lý các nguy cơ mất ATVSLÐ gắn với phòng, chống dịch Covid-19; tập huấn, hướng dẫn, khuyến khích NLÐ phát hiện các nguy cơ mất ATVSLÐ, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về ATVSLÐ và tạo cơ chế thuận lợi cũng như phụ cấp cho mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hoạt động. Khi tiến hành ký thỏa ước lao động tập thể, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc cần thương lượng các điều khoản, nội dung về ATVSLÐ có lợi cho NLÐ...

 

Phúc Quân

Chủ đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản cho người khác khi đủ điều kiện.

Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định rõ về các điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản, cụ thể:


- Về điều kiện của dự án bất động sản được chuyển nhượng:

+ Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt.

+ Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt.

+ Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt.

- Về điều kiện của bên bán: Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.

- Về điều kiện của bên mua: Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.
Khuơng Duy

Công chứng, chứng thực là hành vi pháp lý nhằm chứng nhận, xác thực tính hợp pháp, đúng pháp luật cho các hợp đồng, giao dịch dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các luật có liên quan không bắt buộc tất cả các hợp đồng, giao dịch dân sự đều phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.

Chủ tịch Hội Công chứng viên tỉnh, Trưởng phòng Công chứng số 4 (Sở Tư pháp) Nguyễn Thị Hồng Vân cho biết, pháp luật chỉ quy định, đối với hợp đồng, giao dịch dân sự bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng người dân không thực hiện đúng thì hợp đồng, giao dịch đó sẽ vô hiệu. Ngược lại, khi pháp luật không bắt buộc hợp đồng, giao dịch dân sự phải công chứng, chứng thực thì người dân không cần phải công chứng, chứng thực mà  hợp đồng, giao dịch đó vẫn có giá trị pháp lý khi giao dịch.

Trường hợp bắt buộc phải công chứng, chứng thực

Vì cần tiền gấp, ông L.V.Y. (ngụ xã Bình Hòa, H.Vĩnh Cửu) làm hợp đồng chuyển nhượng cho bà N.V.B. (TP.HCM) 400m2 đất ở với giá 800 triệu đồng. Sau khi ký kết hợp đồng, hai bên chưa kịp công chứng hợp đồng chuyển nhượng thì ông Y. đổi ý không giao dịch nữa. Chính vì vậy, bà B. đòi khởi kiện ông Y. ra tòa. Còn ông Y. thì thách thức, do hợp đồng chưa được công chứng, hai bên chưa giao đất và nhận tiền nên nó chỉ là tờ giấy lộn không có giá trị pháp lý. Đồng thời, đất đai là tài sản chung của vợ chồng nên việc giao kết đó cần phải được sự đồng ý của vợ ông thì giao dịch trên mới có giá trị.

Trao đổi về vụ việc này, bà Nguyễn Thị Hồng Vân phân tích, Khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai năm 2013 quy định,  hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (QSDĐ), QSDĐ và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Văn bản về thừa kế QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã. Do hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa ông Y. và bà B. không tuân thủ các quy định pháp luật về đất đai, dân sự nên không có giá trị pháp lý. Vì vậy, bà B. không có cơ sở để cho rằng ông Y. vi phạm hợp đồng.

Để người dân hiểu và thực hiện đúng các giao dịch dân sự, hợp đồng mà theo quy định bắt buộc phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý khi giao dịch hoặc phát sinh tranh chấp, bà Nguyễn Thị Hồng Vân cho biết thêm, đó là các hợp đồng liên quan tới nhà ở (hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở thương mại; văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại); giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân; di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ; bản dịch tiếng Việt của di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài; văn bản thừa kế nhà ở, QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng tặng cho tài sản.

Luật cho phép lựa chọn

Khi thuê nhà trọ của ông P.V.H. (ngụ P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa), ông L.M. (ngụ xã Thiện Tân, H.Vĩnh Củu) đặt điều kiện chủ nhà trọ phải đem hợp đồng thuê nhà ra công chứng, chứng thực thì ông mới đồng ý thuê. Do đòi hỏi quá đáng của người thuê, ông H. từ chối cho thuê.

Luật gia Phạm Đình Đức cho biết, dù Luật Nhà ở năm 2014 không bắt buộc hợp đồng thuê nhà phải được công chứng, chứng thực, tuy nhiên, luật lại cho phép một trong các bên có quyền yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng. Do đó, việc ông M. yêu cầu như vậy là không trái luật.

Khoản 2, Điều 122, Luật Nhà ở năm 2014 quy định, đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Cũng theo luật gia Phạm Đình Đức, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Cho nên, chỉ trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì phải tuân theo quy định đó. Ý nghĩa của quy định này nhằm giảm phiền hà về thủ tục hành chính, tốn kém thời gian, tiền bạc cho người dân nhưng giá trị pháp lý của giao dịch vẫn được đảm bảo.

Cũng theo luật gia Phạm Đình Đức, dù luật bắt buộc hợp đồng, giao dịch dân sự phải công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành, tuy nhiên vẫn có trường hợp giao dịch dân sự được công chứng, chứng thực vẫn bị vô hiệu nếu công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác; công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích; giấy tờ, văn bản được chứng thực ký có nội dung: trái pháp luật, đạo đức xã hội; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân…           

Đoàn Phú

Cùng sự gia nhập của hàng loạt doanh nghiệp lớn, tiềm năng của bất động sản Uông Bí còn đến từ loạt dự án hạ tầng giao thông và ngành kinh tế ven biển.

Là thành phố trực thuộc cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, Uông Bí có cửa ngõ giao thương gần với Hải Dương và Hải Phòng. Đây là địa phương tập trung thế mạnh về nền kinh tế phát triển du lịch tâm linh, cũng như kinh tế thuần về phát triển công nghiệp.

Tuy nhiên, với định hướng tầm nhìn mới của UBND tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020 - 2030, thành phố Uông Bí sẽ là cửa ngõ giao thương phát triển kinh tế ven biển, đặc biệt là kết nối với tam giác kinh tế Hải Dương - Hà Nội - Quảng Ninh, là cửa ngõ phát triển kinh tế ven biển theo định hướng của Chính phủ.

Thu hút hàng loạt doanh nghiệp lớn

Giai đoạn 2018-2021, với chính sách "trải thảm đỏ" của chính quyền địa phương, hàng loạt "ông lớn" trong các lĩnh vực đổ bộ về thành phố Uông Bí để xây dựng, phát triển hạ tầng và kinh doanh.

Điển hình trong lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn Vingroup rót vốn vào chuỗi hệ thống Vincom Shophouse với tổng mức đầu tư lên đến gần 2.000 tỷ đồng tại trung tâm thành phố Uông Bí.

Trong khi đó, Tập đoàn FLC rót vốn vào khu nghỉ dưỡng và sân golf tại khu vực hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí. Doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh đầu tư tại trục đường quốc lộ 18 - khu mở rộng đường Trần Hưng Đạo, phường Quang Trung, phường Trưng Vương với: khu đô thị mới Yên Thanh 188ha kế cận dự án TNR Grand Palace River Park; khu đô thị mới Nam Khê (phường Nam Khê).

Giới đầu tư kỳ vọng, sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng cùng sự tham gia tư vấn của các chuyên gia hàng đầu thế giới là động lực phát triển hạ tầng, kinh tế và thay đổi các lĩnh vực khác từ giao thông, công nghiệp đến bất động sản.

Đầu tư mạnh các dự án hạ tầng

Đồng bộ phát triển hạ tầng giao thông là định hướng mũi nhọn của Quảng Ninh trong phát triển kinh tế. Trong đó có hạ tầng kết nối với khu kinh tế ven biển Uông Bí - Quảng Yên qua tuyến đường ven sông nối từ cao tốc Hạ Long đến thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều.

Với quyết sách đầu tư hạ tầng giao thông đón đầu phát triển kinh tế, ngày 24/3, UBND Quảng Ninh đã phê duyệt ngân sách năm 2021-2022 dành 9.500 tỷ đồng để hoàn thiện tuyến đường cao tốc ven sông kết nối cao tốc Hạ Long - Vân Đồn.

Qua đó, kết nối các thành phố tập trung kinh tế ven biển giao thương với quốc tế và hai tỉnh Hải Dương - Hải Phòng qua thành Phố Uông Bí, thị xã Đông Triều, Huyện Quảng Yên. Giới chuyên gia nhận định đây là động lực mới thu hút hàng loạt doanh nghiệp lớn đầu tư vào thị trường Uông Bí giai đoạn 2021 - 2025.

Đẩy mạnh kinh tế ven biển

Giai đoạn 2020 - 2035, khu kinh tế ven biển Uông Bí - Quảng Yên được xây dựng và phát triển thành khu kinh tế ven biển đa ngành, hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hậu cần cảng và đô thị hiện đại thông minh của Quảng Ninh và khu vực đồng bằng sông Hồng.

Khu kinh tế có tổng diện tích 13.303ha, quy hoạch làm hai phân khu chính gồm khu phức hợp đô thị, công nghiệp công nghệ cao diện tích 6.403 ha thuộc 5 phường của Uông Bí (bao gồm Quang Trung, Trưng Vương, Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh) và 8 phường, xã của thị xã Quảng Yên.

Đầu năm 2021 đến nay, khu kinh tế ven biển Uông Bí - Quảng Yên đã đón những dòng vốn đầu tư đầu tiên trị giá hàng tỷ USD. Ngày 4/4 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (công nghệ sản xuất điện pin năng lượng mặt trời), với tổng mức đầu tư 500 triệu USD cho Công ty Jinko Solar Hong Kong. Đây là những dự án đầu tiên khởi động cho nền kinh tế ven biển của thành phố Uông Bí trong tương lai.

Hoài Phong

Hyatt Hotel - top 3 thương hiệu quản lý khách sạn danh giá nhất Thế giới đã có mặt tại Hồ Tràm với dự án Hyatt Regency Hồ Tràm Resort & Spa.

Sở hữu vị trí trung tâm ven biển Hồ Tràm, cạnh dự án Nova World Hồ Tràm Wonderland và gần Resort Melia Hamptons Hồ Tràm, ngoài tiện ích nội khu của dự án, còn gần ngay các tiện ích đẳng cấp 5* Quốc tế như: Casino và sân gofl Hồ Tràm Trip, Safari, resort Sanctuary, Coastar Estates Hồ Tràm.

Tên dự án: Hyatt Regency Ho Tram Resort and Spa
Tên khu biệt thự: Hyatt Regency Ho Tram Residences
Đơn vị phát triển: IFF Holdings
Đơn vị vận hành: Hyatt dưới brand Hyatt Regency
Vị trí: Hồ Tràm, Xuyên Mộc, BR-VT
Tổng diện tích toàn khu: 9,6 hecta
Quy mô: 63 căn biệt thự:
- 5 căn biệt thự mặt biển 3PN - DT đất: 685 - 870m2
- 5 căn biệt thự mặt biển 4PN - DT đất: 975 - 1000m2
- 2 căn dinh thự  5PN - DT đất: 850m2
- 9 biệt thự biển 3PN - DT đất: 439 - 575m2
- 28 biệt thự vườn 3PN - DT đất: 460 - 660m2
- 14 biệt thự vườn 2PN - DT đất: 290 - 400m2
Thiết kế kiến trúc: MapsDesign (Singapore)
Thiết kế cảnh quan – nội thất: PIA (Thái Lan)
Tổng thầu thi công: Coteccons
Tiện ích: Detox Spa 1ha chuẩn quốc tế đầu tiên tại Hồ Tràm, hồ bơi chuẩn Olympic 50m, kid camp cho trẻ em, nhà hàng ven biển, …
Tiêu chuẩn bàn giao: hoàn thiện full nội thất
Pháp lý: sở hữu 50 năm từ 2003, sau đó gia hạn theo quy định pháp luật
Thời gian khởi công: T3/2021
Bàn giao dự kiến: Q2/2023
Ngân hàng hỗ trợ: Vietinbank 
 - Hỗ trợ vay từ 40% trên tổng giá trị biệt thự và Ân hạn nợ gốc và hỗ trợ lãi suất 18 tháng
- Thanh toán giãn theo tiến độ xây dưng:
+ Năm 2021 chỉ thanh toán: 30%.
+ Năm 2022 thanh toán 40%.
+ Năm 2023 thanh toán 30% và nhận nhà.
Giá bán từ 18 tỷ 

Hyatt Regency Ho Tram được chia làm bốn loại 2,3,4,5 phòng ngủ và phân tách thành bốn nhóm theo khu vực : President Villa, Beachfront Villa, Sea View Villa và Garden Villa. Với diện tích đất giao động từ 290m2 - 1000m2 và diện tích xây dựng từ 206m2 - 489m2. 

LH 0967732911

Ngôi "Á vương" thuộc về các ngân hàng khi trong năm 2020 cả 2 lĩnh vực này huy động được 1,2 tỷ USD qua kênh trái phiếu doanh nghiệp...

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động từ năm 2019 đến nay và đang chiếm hơn 15% GDP, vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực.

Theo ông Trần Lê Minh, Giám đốc Quản lý danh mục trái phiếu, Dragon Capital Việt Nam, sự quan tâm của nhà đầu tư tới trái phiếu đang rất cao dù vẫn bị cạnh tranh bởi sức nóng của cổ phiếu.

Giá trị giao dịch bình quân của thị trường trái phiếu thời gian gần đây lên tới 15.500 tỷ đồng/ngày. Trong đó, trái phiếu Chính phủ được giao dịch nhiều nhất, trái phiếu địa phương chủ yếu dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Riêng đối với trái phiếu doanh nghiệp, quy mô đang tăng rất nhanh trong giai đoạn 2016-2020, tổng giá trị thị trường này đã đạt khoảng 950.000 tỷ đồng tính đến cuối 2020, chiếm 15,6% GDP. Đặc biệt, quy mô thị trường tăng vọt trong 2 năm trở lại đây (giai đoạn năm 2019-2020) với mức tăng tới 45%.

Nếu so sánh với các nước trong khu vực, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn khi chỉ chiếm 15,6% GDP, trong khi các thị trường khác quy mô trái phiếu chiếm tới 30-40% GDP (Hồng Kông, Singapore), Hàn Quốc lên tới 80% GDP.

Vậy, những doanh nghiệp nào đã phát hành trái phiếu nhiều nhất?

Theo thống kê của Dragon Capital, trong 2 năm qua, các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng đã hút được lượng tiền lớn thông qua kênh phát hành trái phiếu. Dù ngành ngân hàng có mức lãi suất trả cho trái chủ thấp hơn nhiều so với bất động sản nhưng lượng huy động cũng gần ngang ngửa.

Tính riêng trong năm 2020, trái phiếu doanh nghiệp thực sự bùng nổ khi phát hành sơ cấp đạt 431.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với trái phiếu Chính phủ và gấp 1,3 lần năm 2019 khi tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 320.000 tỷ đồng, cũng gấp gần 3 lần năm 2018.

Như vậy, ngành ngân hàng với tỷ trọng 30% trong tổng lượng trái phiếu phát hành năm 2020 đã huy động được nguồn tiền 129.300 tỷ đồng. Tỷ trọng này thấp hơn năm 2019 là 37% và "nhường ngôi" cho bất động sản.

"Vua phát hành trái phiếu" năm qua đã thuộc về các danh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản khi chiếm tỷ trọng 38% (tăng mạnh so với tỷ trọng 24% năm 2019), thu về nguồn tiền 163.700 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng cũng đẩy mạnh phát hành trái phiếu khi tăng tỷ trọng từ 3% năm 2019 lên 8% năm 2020. Các doanh nghiệp sản xuất, du lịch và giải trí cũng tham gia huy động vốn từ kênh này.

Trong 2 năm qua, lãi suất huy động trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh ở lĩnh vực bất động sản, từ mức trên 8,5%/năm lên 10,5%/năm. Có lẽ đây chính là yếu tố giúp doanh nghiệp bất động sản gom được lượng tiền lớn và chiếm đầu bảng về hút tiền qua trái phiếu. Ngành năng lượng cũng tăng mạnh lãi suất trả cho trái chủ từ mức 6,7%/năm lên 10,5%/năm.

Dù các ngân hàng vẫn giữ nguyên mức lãi suất khá thấp cho trái phiếu phát hành, chỉ ở mức 6,7%/năm, không tăng nhưng vẫn được nhiều trái chủ gửi tiền.

Mặc dù, lĩnh vực xây dựng mới là "nhà thầu" trả lãi cao nhất cho trái phiếu là 11,2%/năm trong năm 2020, tăng vọt so với mức 8% năm 2019 nhưng lại không có tên trong danh sách những tổ chức huy động nhiều.

Về kỳ hạn, trái phiếu doanh nghiệp rất đa dạng kỳ hạn, nhưng phổ biến là 2-3 năm, kỳ hạn này chủ yếu của các công ty bất động sản, kỳ hạn phát hành của ngân hàng dài hơi hơn. Điểm nhấn, bất chấp lãi suất thị trường giảm nhưng lãi suất trái phiếu doanh nghiệp lại, điều này làm tăng sự chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.

Đối với các cá nhân muốn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Tư vấn đầu tư, công ty DCVFM (Dragon Capital Việt Nam), nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp phát hành trái phiếu, phải "rờ" được, như: biết tên, ngành nghề kinh doanh, thế mạnh, thị phần… vì nhiều công ty phát hành sẽ dẫn tới rủi ro bất cân đối thông tin…

Linh Lan 

Trước khi đặt cọc mua nhà đất các bên cần tìm hiểu kỹ thông tin về nhà đất và quy định về đặt cọc, nhất là quy định về mức phạt cọc nếu một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng. 
 
* Mua bán nhà đất là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở.
1. Đặt cọc là gì?

Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    “1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

Như vậy, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; đặt cọc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là khi chuyển nhượng nhà đất.

Xem thêm: Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất đầy đủ và chi tiết nhất

2. Không bắt buộc phải đặt cọc khi mua nhà đất

Mặc dù đặt cọc là một biện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không có điều khoản nào bắt buộc các bên phải đặt cọc.

Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, mua bán

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính

Bước 3: Đăng ký biến động (đăng ký sang tên).

Trên thực tế bước 2 và bước 3 thực hiện cùng thời điểm nếu bên nhận chuyển nhượng, bên mua thỏa thuận nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho bên chuyển nhượng, bên bán.

Theo đó, đặt cọc là bước đầu tiên (nếu có) trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhằm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (trên thực tế quan niệm đặt cọc làm tin để không chuyển nhượng, bán cho người khác).

3. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất gồm nhiều điều khoản do các bên thỏa thuận như số tiền đặt cọc, thời hạn đặt cọc, quyền và nghĩa vụ của từng bên.

4. Hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng/chứng thực?

Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực. Trên thực tế nhiều trường hợp vì tin tưởng nên chỉ đưa tiền đặt cọc mà không có giấy tờ ghi nhận về việc giao nhận tiền đặt cọc dẫn tới tranh chấp.

5. Mức phạt cọc nếu không mua/không bán nhà đất

Khi bên nhận đặt cọc hoặc bên đặt cọc không giao kết hoặc thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận thì sẽ bị phạt cọc; mức phạt cọc được quy định rõ tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Theo đó, mức phạt cọc được quy định như sau:

- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (mất số tiền đặt cọc).

- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trả lại tiền đặt cọc và bị phạt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc).

Lưu ý: Các bên có thỏa thuận khác như không phạt cọc hoặc phạt cọc theo mức thấp hơn, cao hơn số tiền đặt cọc thì thực hiện theo thỏa thuận đó với điều kiện nội dung thỏa thuận không trái luật, đạo đức xã hội.

6. Không bị phạt cọc nếu là chỉ có giấy biên nhận tiền

Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu phạt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, nếu bên dự định mua giao tiền cho bên có nhà, đất nhưng không thỏa thuận là đặt cọc hoặc có giấy biên nhận tiền nhưng trong giấy đó không ghi là đặt cọc thì sẽ không bị phạt cọc.

Trường hợp chỉ có giấy biên nhận tiền (trong đó không có từ nào là đặt cọc) thì nghĩa vụ của các bên khi vi phạm sẽ khác với đặt cọc. Nếu đưa một khoản tiền mà không thỏa thuận là đặt cọc thì khi đó được coi là “tiền trả trước”. Về bản chất trả trước là một khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trường hợp các bên không chuyển nhượng nhà đất thì khoản tiền đó sẽ xử lý như sau:

- Bên đưa tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì khoản tiền trả trước sẽ được nhận lại và không chịu phạt, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

- Nếu bên nhận tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì chỉ phải trả lại khoản tiền trả trước và không chịu phạt cọc, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, người dân cần hết sức lưu ý vấn đề này vì rất nhiều trường hợp trên thực tế muốn phạt cọc bên còn lại nhưng không có thỏa thuận đặt cọc thì không xử lý được.


7. Nên đặt cọc bao nhiêu?

Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về mức tiền đặt cọc. Do vậy, các bên được quyền thỏa thuận về mức đặt cọc. Tuy nhiên, dù pháp luật không quy định nhưng để hạn chế rủi ro thì các bên có thể thỏa thuận ở mức dưới 30% giá trị của hợp đồng chuyển nhượng đối với nhà đất hoặc hợp đồng mua bán đối với nhà.

Để đánh giá rủi ro hoặc nghĩa vụ của các bên nếu hợp đồng chuyển nhượng, mua bán không được giao kết, thực hiện thì tùy thuộc vào vị trí của từng bên; vì nếu bên nhận đặt cọc vi phạm thì bên đặt cọc sẽ hưởng lợi, nếu bên đặt cọc vi phạm thì bên nhận đặt cọc sẽ hưởng lợi.

Ví dụ: Ông B đặt cọc cho ông C là 50% giá trị hợp đồng chuyển nhượng nhà đất với số tiền là 500 triệu đồng; sau khi đặt cọc xong thì ông B thấy thửa đất khác vị trí đẹp hơn, thuận tiện giao thông, buôn bán nên không muốn mua nữa mà đề nghị ông C trả lại tiền đặt cọc, nếu ông C không đồng ý trả và tại hợp đồng đặt cọc không có thỏa thuận khác thì 500 triệu sẽ thuộc về ông C.

Kết luận: Khi hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có hiệu lực thì bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc phát sinh quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng; do vậy, các bên cần tìm hiểu kỹ thông tin nhà đất và biết cách thỏa thuận về các điều khoản để loại trừ những rủi ro (rủi ro chính là phạt cọc).

Báo VietNamNet tuyển dụng Phóng viên Bất động sản: Chủ động viết tin, bài theo mảng chuyên trách: không bỏ lọt các thông tin, sự kiện thời sự quan trọng; phát hiện, khai thác những đề tài mới, những vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của độc giả.

1. Địa điểm làm việc
- Tầng 4, tòa nhà C'land, số 156, ngõ Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội


2. Mô tả công việc
- Chủ động viết tin, bài theo mảng chuyên trách: không bỏ lọt các thông tin, sự kiện thời sự quan trọng; phát hiện, khai thác những đề tài mới, những vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của độc giả.
- Thực hiện các đề tài theo sự phân công
- Theo dõi, phát triển quan hệ với các tổ chức, cá nhân phục vụ trong công việc.
- Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của người phụ trách.


3. Yêu cầu
- Đam mê nghề báo.
- Có kiến thức nền tốt về Kinh tế, Bất động sản
- Có khả năng, kinh nghiệm và ưu thế khai thác các thông tin về thị trường, đầu tư, dự án
- Có mạng lưới thông tin đầu mối với cơ quan ban ngành, tổ chức, chuyên gia đầu ngành liên quan đến kinh tế, bất động sản là một lợi thế
- Năng động, sáng tạo,không ngại khó, luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, chịu được áp lực công việc cao. Đặc biệt kiến thức thực tế và sẵn sàng lăn lộn với các đề tài, tuyến bài thị trường.
- Có kỹ năng chụp ảnh, quay video, dựng clip
- Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng các ngành đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền hình, hoặc các lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng…


4. Quyền lợi
- Thu nhập: thỏa thuận, thu nhập cạnh tranh trên thị trường báo chí. Một năm thu nhập 14-15 tháng lương, có thưởng nóng theo hiệu quả công việc.
- Đảm bảo các quyền lợi của Người lao động theo quy định của pháp luật
- Được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo và có cơ hội thăng tiến cao.
- Tham dự các khóa đào tạo để bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng phục vụ công việc


5. Hồ sơ dự tuyển gồm
- CV (Curriculum Vitae) giới thiệu năng lực, kinh nghiệm bản thân
- Ứng viên gửi kèm theo một bài viết về vấn đề bạn quan tâm theo vị trí ứng tuyển, Bản photo hoặc địa chỉ đường link các bài viết đã được đăng báo (nếu có)


6. Hình thức nộp hồ sơ
- Gửi về email: tuyendung@vietnamnet.vn. Hồ sơ ghi rõ vị trí dự tuyển theo mã số đã được quy định.
TIÊU ĐỀ EMAIL THEO MẪU SAU: Họ tên - Vị trí tuyển dụng - Nơi làm việc (Ví dụ: Nguyễn Văn A - NVKD – HN hoặc Nguyễn Hồng B – NVKD– HCM)


7. Hình thức xét tuyển
- Mời phỏng vấn trực tiếp các hồ sơ được chọn.
- Các hồ sơ không trúng tuyển không được hoàn lại.


8. Thời hạn nộp hồ sơ
- Từ ngày 01/03/2021 – 30/4/2021


9. Thông tin liên hệ
- Mọi thông tin chi tiết liên hệ tới:

Phòng Tổ chức – Hành chính, VietNamNet
Điện thoại: 04-37722734, máy lẻ 1201

Ngày 27 và 28-3 vừa qua, Grand Marina, Saigon đã chính thức ra mắt và nhận được sự đón nhận tích cực từ các nhà đầu tư Hong Kong tại hội thảo giới thiệu dự án độc quyền do Asia Bankers Club tổ chức tại khách sạn JW Marriott Hong Kong.

Những căn hộ hàng hiệu của Grand Marina đã được các khách hàng của câu lạc bộ Asia Bankers Club mua với mức giá khởi điểm là một triệu USD (khoảng 23,5 tỉ VNĐ), tương đương với đơn giá là 18.000 USD/m2 (khoảng 423 triệu VNĐ). 

Mức giá này cao hơn đáng kể so với mặt bằng căn hộ hạng sang tại TP.HCM với mức giá trung bình gần 7.000 USD/m2 (theo Tiêu điểm thị trường BĐS 2020 của CBRE Việt Nam).

Tuy vậy, mức giá này tương đương với giá bán hiện tại của các dự án bất động sản hàng hiệu khác trong khu vực như The Residences at Mandarin Oriental ở Bangkok, hay The Residences at the St. Regis Singapore. 

Mặt khác, so với Hong Kong - một trong những thị trường nhà ở đắt đỏ nhất trên thế giới, mức giá này thấp hơn đáng kể so với đơn giá của phân khúc hạng sang tại đây, ước tính trung bình khoảng 46.800 USD/m2, theo Savills.

Sự xuất hiện của một mô hình bất động sản mới tại Việt Nam - bất động sản hàng hiệu trong đô thị, mặt bằng giá căn hộ hạng sang tại Việt Nam đã có sự nhảy vọt, bắt kịp với các nước trong khu vực. 

Với bảo chứng của thương hiệu toàn cầu, báo cáo Branded Residence năm 2020 của Savills thống kê "mức chênh lệch giá trung bình toàn thị trường của bất động sản hàng hiệu và bất động sản hạng sang không có thương hiệu là 31%".

Asia Bankers Club cho biết, nhiều khách hàng đã mạnh dạn đưa ra quyết định đầu tư vào Grand Marina, Saigon dù họ chưa có cơ hội đến tham quan dự án hay nhà mẫu. 

Ông Kingston Lai - người sáng lập và Giám đốc điều hành của Asia Bankers Club - chia sẻ: “Việc dự án được bảo chứng bởi thương hiệu Marriott International đã tạo niềm tin cho khách hàng của chúng tôi. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất ghi nhận tăng trưởng GDP trong năm 2020 và được Ngân hàng Thế giới dự báo sẽ tăng GDP ở mức 6.81% trong năm 2021. 

Thị trường Việt Nam đang nổi lên như một ngôi sao sáng, hứa hẹn tiềm năng phát triển và cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài như Hong Kong”.

Tờ South China Morning Post giật tít lớn: "Việt Nam chào đón dự án Bất động sản hàng hiệu của Marriott vì giới đầu tư đặt cược lớn vào quốc gia Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng tuyệt vời này". Theo đó, bài báo đưa tin Marriott International đang thực hiện bước đi đột phá vào lĩnh vực Bất động sản hàng hiệu của Việt Nam, mở đầu là Grand Marina.

Thành công của sự kiện ra mắt Grand Marina, Saigon tại Hong Kong là cột mốc đánh dấu việc Việt Nam đã "xuất khẩu" thành công một mô hình sản phẩm mới - căn hộ hàng hiệu, bên cạnh các sản phẩm từ lâu đã được thế giới biết đến như gạo, cà phê. 

Sự xuất hiện của thương hiệu Marriott International trong phân khúc bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam đã đặt thị trường bất động sản Việt Nam lên bản đồ thế giới và lọt vào tầm ngắm đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

NHẬT VY