Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa bao gồm cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài và rất khó xác định được chính xác nguyên nhân cho từng trường hợp. Tuy nhiên, để điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả, bệnh nhân cần phối hợp với các bác sĩ tìm ra những yếu tố có thể là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa để hạn chế tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh cũng như có các loại thuốc điều trị  bệnh tổ đỉaphù hợp.

Nhận biết bệnh tổ đỉa bằng cách nào?

Để biết mình có bị bệnh tổ đỉa hay không, bệnh nhân có thể nhận biết bằng một số triệu chứng như sau:

- Xuất hiện mụn nước màu trắng trong, có kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu dưới da, khó vỡ và thường mọc thành từng chùm hơi nổi lên trên mặt da.

- Phạm vi xuất hiện là ở lòng bàn tay, bàn chân hay các rìa ngón tay, ngón chân. Bệnh thường xuất hiện đối xứng và không bao giờ lan quá cổ tay, cổ chân

- Thường xảy ra từng đợt, kèm theo cảm giác ngứa rát, tăng tiết mồ hôi, mụn nước thường tự vỡ sau đó xuất hiện điểm dày sừng màu vàng đục và bong vảy

- Gây cảm giác ngứa nhiều, khi gãi sẽ làm vỡ mụn nước, dễ nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, sốt, nổi hạch bạch huyết. Thường kéo dài, hay tái phát theo chu kỳ thành mạn tính, lặp đi lặp lại qua nhiều năm gây cản trở công việc, sinh hoạt nếu không được điều trị nhanh chóng.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất đa dạng và phức tạp. Trong đó, một số nguyên nhân điển hình có thể kể đến:

- Di truyền: Những người có cha mẹ hay cha hoặc mẹ bị bệnh tổ đỉa hay các bệnh liên quan đến viêm da sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác

- Tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc kháng sinh, chất tẩy rửa, xà phòng, dầu thơm, mỹ phẩm, lông động vật, phấn hoa, xi măng, vôi, xăng, dầu mỡ

- Do môi trường làm việc nhiễm khuẩn, nóng ẩm

- Do dị ứng với một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng và chứa chất caffein như hải sản, thịt gà, trứng, sữa, cà phê, bia rượu

- Do bệnh nhân có các triệu chứng rối loại thần kinh giao cảm làm tăng tiết mồ hôi tay chân, gây viêm nhiễm da.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khiến bệnh khởi phát hoặc khiến bệnh nặng hơn khác như:

- Yếu tố trực tiếp: Tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm, chất liệu da, giày dép chất, mồ hôi nhiều hay các loại thực phẩm như đậu nành, đồ lên men, hải sản, trứng, thịt gà…

- Yếu tố gián tiếp: Không khí ô nhiễm, khói thuốc, nhiễm trùng…