Viêm da cơ địa gây mụn nước là một tình trạng bệnh viêm da dị ứng gây nên các mụn nước, chứng bệnh này thường gặp ở tất cả các độ tuổi, giới tính và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Để hạn chế được những phiền toái do chứng bệnh này gây nên, bệnh nhân cần chủ động tìm hiểu kỹ càng về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị và phòng ngừa ngay từ sớm.

Nguyên nhân của viêm da cơ địa gây mụn nước

 

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có một kết luận chính thức nào về nguyên nhân của chứng bệnh viêm da cơ địa gây mụn nước. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu yếu tố di truyền và môi trường là những yếu tố hàng đầu có thể là nguyên nhân chính gây bệnh.

Bên cạnh đó, những người mắc các căn bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, các bệnh về gan, thận cũng đều có nguy cơ mắc viêm da cơ địa. Các dị nguyên gây bệnh hoặc một số yếu tố kích phát từ môi trường có thể gây ra hoặc làm nặng các triệu chứng của viêm da cơ địa, thường gặp là: thức ăn như trứng, sữa, tôm, cua, cá, ốc; bọ nhà; nấm mốc; da và lông súc vật; phấn hoa...

Ngoài ra, còn có những chất có khả năng kích phát viêm da cơ địa thường gặp là: các chất tẩy rửa, xà phòng, nước hoa và mỹ phẩm; hóa chất như: xăng dầu hoặc dung môi, bụi bẩn, khói thuốc lá, sang chấn tâm lý hay thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, nhiễm khuẩn da, nhất là do tụ cầu vàng.

Dấu hiệu điển hình của viêm da cơ địa

 

Sở dĩ gọi viêm da cơ địa gây mụn nước là vì đây là tình trạng của bệnh viêm da cơ địa với những lớp mụn nước nổi trên da. Đây cũng được coi là dấu hiện nhận biết dễ dàng xuyên suốt trong thời kỳ bị bệnh của bệnh nhân. Ở giai đoạn đầu, các lớp mụn nước li ti mọc thành từng đám trên da, có màu đỏ và kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Sau một thời gian, các mụn nước tăng về kích cỡ tạo thành các bọng nước, nếu bệnh nhân gãi ngứa hay do chà xát các mụn nước vỡ ra, chảy dịch và các mụn nước mọc lan ra các vùng da khác khiến bệnh viêm da cơ địa lâu lan ra các vùng da khác trên cơ thể.

Ngoài triệu chứng gây mụn nước, tùy thuộc từng giai đoạn và tình trạng bệnh mà bệnh nhân còn có một số triệu chứng khác như ngứa ngáy, sốt, phù nề, rối loạn sắc tố da, nứt kẽ, chảy nước vàng, đóng vảy tiết và có thể xuất hiện ở mặt, da đầu, tay chân, các nếp gấp và có thể trên toàn cơ thể.

Phòng tránh và điều trị viêm da cơ địa

 

Để phòng tránh và điều trị viêm da cơ địa, bệnh nhân cần tìm và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm bệnh nặng rồi sau đó tìm các loại thuốc Đông y hoặc Tây y sao cho phù hợp với đặc điểm cơ địa của từng người.

Để điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc làm mềm da, như kem bôi làm mềm da, tăng độ ẩm hay các loại thuốc uống, thuốc rửa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu sưng và làm thành vết thương. Bên cạnh đó, cần tránh tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng như chất tẩy rửa, hóa chất, khói thuốc lá, bụi bặm, chất sát khuẩn, rượu bia… để hạn chế bệnh lây lan và nặng hơn. Ngoài ra, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh và tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây bệnh.