Ung thư phổi là một trong những loại ung thư nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao ở nhiều nước. Do đó, các các chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư phổi và các phương pháp xét nghiệm là những thông tin được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây của Đất Việt Medical sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để bạn chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả.

 


Sự nguy hiểm của bệnh ung thư phổi


Ung thư phổi là tập hợp các tế bào ác tính được hình thành trong phổi. Đây là một loại ung thư phổ biến với mức độ nguy hiểm cao. Nhiều người khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn cuối, công tác cứu chữa và kéo dài sự sống trở nên khó khăn. 

Bệnh xảy ra khi một số tế bào phổi không tuân thủ chu kỳ tự hủy tự nhiên của cơ thể. Những tế bào này tiếp tục tự sản sinh, tăng trưởng và tranh giành không gian, chất dinh dưỡng với những tế bào phổi khỏe mạnh xung quanh, hình thành một khối u tại phổi. Khối u này có thể tiến triển trở nên nguy hiểm hơn nữa bằng cách di căn sang những vùng khác, cơ quan khác của cơ thể. 

 



Do triệu chứng ban đầu của bệnh là rất khó nhận biết nên bệnh nhân thường được chẩn đoán mắc bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, khó chữa trị. Sau thời gian dài mắc bệnh, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng thở nông, khó nuốt khi ăn, ho kéo dài, sụt cân không kiểm soát, thở khò khè, giọng khàn và tràn dịch màng phổi. 

Theo số liệu do GLOBOCAN thống kê, tỷ lệ người mắc ung thư phổi ở Việt Nam chiếm 14.4% (26.262 ca mắc mới), đứng thứ 2 toàn cầu năm 2020. Trong đó, 23.797 người tử vong vì bệnh. Điều này cho thấy tính cấp thiết của những biện pháp cần để phòng và chống bệnh hiệu quả. 


Vai trò của xét nghiệm ung thư phổi


Như đã trình bày ở phần trên, ung thư phổi thường không có dấu hiệu rõ ràng ra bên ngoài. Do đó, người mắc thường chủ quan, chỉ đi xét nghiệm khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, khó điều trị, nguy hiểm tới tính mạng. 

Việc xét nghiệm ung thư phổi và thực hiện những biện pháp tầm soát bệnh có những ý nghĩa quan trọng sau:

 

  • Phát hiện bệnh kịp thời
  • Hỗ trợ theo dõi bệnh và hiệu quả quá trình điều trị bệnh
  • Tăng cơ hội sống sót hoặc kéo dài sự sống cho bệnh nhân
  • Khi nào cần tầm soát ung thư phổi? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh?

Việc nhận ra những dấu hiệu để tầm soát bệnh sớm giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là những trường hợp nên thực hiện xét nghiệm chỉ số ung thư phổi sớm:

 

  • Ho khan kéo dài
  • Khó thở do tràn dịch màng phổi
  • Ho có đờm lẫn với máu
  • Đau ở vùng ngực
  • Khàn giọng hoặc thở khò khè
  • Đau tay, các ngón tay hoặc đau vai
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên
  • Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân


Về đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư phổi, các chuyên gia khuyến nghị những đối tượng sau cần tầm soát bệnh kịp thời: người đã từng hoặc đang hút thuốc lá trong thời gian dài, người có tiền sử ung thư phổi, người có kết quả kiểm tra sức khỏe tốt, các đối tượng khác (người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nam giới trên 55 tuổi, người có người thân mắc bệnh, người làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm). 


Các chỉ số xét nghiệm ung thư phổi quan trọng


Để phát hiện bệnh ung thư phổi, bác sĩ cần thực hiện nhiều phương pháp khác nhau, từ đó mới có kết luận bệnh chính xác và hướng điều trị hiệu quả. Dưới đây là những chỉ số xét nghiệm máu thông dụng có ý nghĩa quan trọng trong y khoa: 

Chỉ số NSE


Người mắc ung thư phổi có chỉ số NSE trong máu cao hơn 25 ng/mL. Chỉ số này thường được xét nghiệm chung với chỉ số ProGRP (với độ nhạy cao)để chẩn đoán, theo dõi bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ. 

 



Chỉ số Cyfra 21-1


Khi nhắc tới chỉ số xét nghiệm máu ung thư phổi, người ta thường nhắc tới chỉ số Cyfra 21-1. Giá trị bình thường của Cyfra 21-1 luôn dưới 3.3 μg/L, nếu kết quả xét nghiệm cao hơn giá trị này thì bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư phổi. 

Chỉ số SCC


Nồng độ của SCC (squamous cell carcinoma antigen) ở người khỏe mạnh có giá trị dưới 2 ng/mL. Chỉ số tăng cao hơn ở những bệnh nhân ung thư. 

Chỉ số CEA


Thông thường, chỉ số này có giá trị là dưới 2.5 ng/mL (ở người khỏe mạnh). Với những người mắc ung thư phổi, chỉ số này tăng cao lên đến trên 10 ng/mL.

Trên đây là toàn bộ những chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư phổi quan trọng, thường được bác sĩ chỉ định thực hiện. Bạn hãy nắm vững các thông tin trên để chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả nhé! 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hãy tiếp tục theo dõi Đất Việt Medical để cập nhật nhiều tin tức sức khỏe bổ ích nhé! 


Xem thêm:

Hỏi đáp: Bao lâu nên xét nghiệm máu một lần?

Xét nghiệm huyết học mono là gì?

Hỏi đáp: Xét nghiệm máu lúc nào là tốt nhất?

Máy xét nghiệm huyết học sử dụng hóa chất như thế nào?

Hỏi đáp: Giá tiền máy xét nghiệm huyết học bao nhiêu?